Làm Cách Nào Để Đoạn Tận Khổ Đau-
|
How to Make An End to Suffering |
Tối qua tôi đã giải thích cho quý vị nghe về Giai đoạn thứ hai của Thiền Vipassana. Tối nay tôi tiếp tục giải thích về Giai đoạn thứ ba của Thiền Vipassana. |
Last night I explained you about The second stage of Vipassana. Tonight I explain you about The Third Stage of Vipassana |
'Chánh niệm về :"Chỉ có thân đây" được thiết lập trong vị ấy đến mức độ chỉ cần thiết dành cho chánh trí và chánh niệm xa hơn'.
|
‘Or mindfulness that ‘there is only the body’ is established in him just to the extent merely necessary for further measure of knowledge and mindfulness.’
|
Niệm được thiết lập với hành giả nhờ sự suy xét thận trọng. Vị ấy nghĩ rằng: Chỉ có thân đây, ấy là, chỉ có danh-sắc, mà không có hữu tình, không có người, không có đàn bà, không có đàn ông, không có tự ngã, không có gì gắn liền với một tự ngã, không có “Tôi”, không có gì là của tôi, không có ai cả, và không có gì là thuộc về bất kỳ ai.”
|
Mindfulness is established for the meditator through careful scrutiny. He thinks: There is only the body, that is, only the materiality and mentality, but there is no being, no person, no woman, no man, no self, nothing pertaining to a self, no ‘I’, nothing that is mine, no one, and nothing belonging to anyone.
|
Nó có nghĩa là gì? Đoạn Kinh này liên hệ đến các tuệ giác cao hơn, từ Hoại diệt Trí cho đến Xả hành Trí. |
What does it mean? This passage refers to the higher insight knowledges from the Knowledge of Dissolution (bhavgabana) to the Knowledge of Equanimity Towards Formations (savkharupekkhabana).
|
Nếu một hành giả trực nhận sự sanh và tánh diệt của các hành như tôi đề cập phần trước, khi tuệ giác bén nhạy, vị ấy nên chỉ chú ý đến sự diệt. Dần dần hành giả không còn ghi nhận được giai đoạn sanh lên nữa, mà chỉ còn sự diệt đi. Lúc ấy, vị ấy sẽ không còn thấy các tổng hợp sắc, mà chỉ còn là danh-sắc chân đế. Các pháp này luôn diệt đi. Lúc ấy vị ấy sẽ thấy không có hữu tình, không có người, không có đàn bà, không có đàn ông, không có tự ngã, không Tôi, không có gì là của tôi, không ai và không có gì thuộc về một ai cả, là bởi vị ấy chỉ thấy toàn là sự diệt đi của danh-sắc chân đế. Vị ấy lúc này cũng không còn thấy danh- sắc dưới dạng các kalāpa.
|
If a meditator contemplates both the arising and passing-away of formations as I mentioned before, when his insight knowledge becomes sharp, he should pay attention to only the passing-away. Slowly he will no longer apprehend the arising stage, but only the passing-away. At that time he will not see kalapas. He will see only ultimate materiality and mentality. These dhammas are always passing-away. At that time he will see no beings, no person, no woman, no man, no self, no I, nothing that is mine, no one and nothing belonging to anyone, because he sees only the passing-away of ultimate materiality and mentality. He does not even see kalapas then.
|
Chánh niệm về :"Chỉ có thân đây" được thiết lập trong vị ấy đến mức độ chỉ cần thiết dành cho chánh trí và chánh niệm xa hơn.
|
‘Mindfulness that ‘there is only the body’ is established in him just to the extent merely necessary for further measure of knowledge and mindfulness.’
|
Đoạn “đến mức độ chỉ cần thiết” ám chỉ mục đích. Điều này được nói đến: Chánh niệm được thiết lập không phải vì mục đích nào khác. Gì là mục đích mà vì nó, chánh niệm được thiết lập? “Dành cho chánh trí và chánh niệm xa hơn” có nghĩa là nó chỉ để có được phương tiện chánh trí và chánh niệm ngày càng rộng hơn hay sâu hơn. Để gia tăng chánh niệm và trí tuệ thấu suốt là ý nghĩa.
|
The passage ‘to the extent merely necessary’ denotes the purpose. This is said: The mindfulness established is not for any other purpose. What is the purpose for which it is established? ‘For further measure of knowledge and mindfulness’ means that it is just for the sake of a wider and wider, or deeper and deeper measure of knowledge and of mindfulness. For the increase of mindfulness and clear comprehension is the meaning.
|
Nếu một hành giả chỉ thấy sự diệt và quán sát cả danh và sắc cũng như các tuệ giác này là vô thường, khổ và vô ngã, từ từ tuệ giác của vị ấy sẽ trưởng thành. Kết quả là sự quân bình ngũ căn của vị ấy cũng trở nên chín mùi, lúc ấy vị ấy sẽ chứng đắc đạo quả tuệ, vốn lấy Niết bàn làm đối tượng. Nếu chứng ngộ Niết bàn theo từng giai đoạn, cuối cùng vị ấy sẽ chứng đắc quả vị A-la-hán.
|
If a meditator sees only the passing-away and contemplates both ultimate materiality and mentality as well as insight knowledge as impermanent, suffering and non-self alternately, slowly his insight knowledge will become mature. As a result his controlling faculties also will become mature, whereby he will attain the path knowledge and fruition knowledge, which take Nibbana as object. If he realises Nibbana stage by stage, finally he will attain Arahantship.
|
Liên hệ quả vị A-la-hán, Đức Phật giải thích như sau:
|
With regard to Arahantship The Buddha explains as follows:
|
“Và vị ấy sống không nương tựa” có nghĩa là vị ấy an trú tự do thoát khỏi sự nương tựa vào tham ái và tà kiến.
|
‘And he abides independent’ means that he abides freed from dependence on craving and wrong views. ‘Not clinging to anything in the world’: In regard to materiality, feeling, perception, formations or consciousness, he does not think, ‘this is my self or this belongs to my self’. Why? Because his path knowledges have completely destroyed both craving and wrong view.
|
Đây là vắn tắt lộ trình bắt đầu từ Niệm Hơi thở cho đến thành tựu đạo quả A-la-hán. Nếu thực hành theo cách này một cách hệ thống, và nếu có đủ ba-la-mật, quý vị có thể chứng ngộ Niết bàn ngay trong kiếp sống này.
|
This is a brief way from anapanasati to Arahantship. If you practise systematically in this way and if you have enough parami, you will realise Nibbana in this life.
|
Để kết luận phần Niệm hơi thở Ānāpānasati, Đức Phật dạy:
|
As a conclusion to the anapana section The Buddha says:
|
Bốn Thánh Đế
|
The Four Noble Truths
|
Các đối tượng của niệm, năm thủ uẩn cũng được gọi là Sự thật về Khổ.
|
The objects of mindfulness, the five clinging aggregates, are also the Truth of Suffering.
|
Năm nhân: vô minh, tham ái, thủ, hành và nghiệp là Sự thật về Nguyên nhân của Khổ (Khổ tập đế).
|
The five causes, ignorance, craving, clinging, volitional formations and kamma are the Truth of the Origin of Suffering (samudaya-sacca).
|
Sự không xảy ra của cả hai là Sự Thật về Khổ Diệt (Khổ Diệt Đế).
|
The non-occurrence of both is the Truth of Cessation (nirodha-sacca).
|
Đây muốn nói đến Niết bàn, tức Thánh Đế về Khổ Diệt.
|
This refers to Nibbana, the Supramundane Truth of Cessation.
|
Khi qúy vị huân tập và làm cho sung mãn Sanh Diệt Trí, qúy vị trực nhận rằng do bởi sự tận diệt năm nhân không còn dư sót mà năm uẩn sẽ diệt tận hoàn toàn không còn dư sót sau khi nhập đại Niết bàn.
|
When you cultivate the Knowledge of Arising and Passing-Away, you discern that because of the remainderless cessation of the five causes, the five aggregates will cease completely without remainder after Parinibbana.
|
Hai loại tận diệt này được gọi là Sự thật về Khổ diệt, nhưng chỉ là Khổ diệt Đế hiệp thế.
|
These two types of cessation are also called Truth of Cessation, but only the Mundane Truth of Cessation.
|
Nếu qúy vị chứng ngộ Niết bàn bằng Đạo Trí và Qủa Trí, qúy vị biết rõ về Thánh đế về Khổ diệt. Qúy vị nên phân định hai loại Sự thật về Khổ Diệt này.
|
If you realise Nibbana with the path knowledge and the fruition knowledge, you know the Supramundane Truth of Cessation, Nibbana. You should distinguish these two types of Truth of Cessation.
|
Thánh Đạo, vốn hiểu rõ khổ, từ bỏ nhân sanh khổ và lấy Niết bàn làm đối tượng, là Sự Thật về Con đường (Đạo Đế).
|
The Noble Path, which understands suffering, abandons origination and takes cessation as object, is the Truth of the Path (magga-sacca).
|
Ở đây, qúy vị nên phân định rõ giữa Hiệp thế Đạo Trí và Xuất Thế Đạo Trí.
|
Here you should also distinguish between the mundane path knowledge and supramundane path knowledge.
|
Hiệp thế Đạo Trí vốn thấy rõ năm uẩn là tuệ giác về Khổ đế.
|
The mundane path knowledge that sees the five clinging aggregates is the insight knowledge of the truth of suffering.
|
Hiệp thế Đạo Trí vốn thấy nguyên nhân của Khổ là tuệ giác về Khổ tập.
|
The mundane path knowledge that sees the origin of suffering is the insight knowledge of the truth of the origin of suffering.
|
Hiệp thế Đạo Trí vốn thấy được rằng do nhờ sự tận diệt không còn dư sót của năm nhân mà năm uẩn sẽ diệt tận hoàn toàn không còn dư sót sau khi đại Niết bàn là tuệ giác về Khổ diệt.
|
The mundane path knowledge that sees that because of the remainderless cessation of the five causes the five aggregates will cease completely without remainder after Parinibbana is the insight knowledge of the truth of cessation.
|
Hiệp thế Đạo vốn là các chi phần của các tuệ giác vừa mới được đề cập.
|
The mundane path is the path factors of the insight knowledges just mentioned.
|
Chánh kiến là tuệ giác, Chánh tư duy, Chánh Tinh Tấn, Chánh niệm, và Chánh Định là đồng hành cùng Chánh Kiến.Trước khi hành thiền, qúy vị cũng đã thọ trì giới luật bao gồm Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng. Vì thế có cả thẩy tám chi phần của Hiệp thế Đạo.
|
Right View (sammaditthi) is insight knowledge, and right thought (sammasavkappa), Right Effort (sammavayama), Right Mindfulness (sammasati) and Right Concentration (sammasamadhi) are associated with it. Before practising meditation you have already observed morality consisting of Right Speech, Right Action and Right Livelihood. Therefore, there are altogether eight factors of the mundane path.
|
Có lúc, hành giả cần phải quán tuệ giác này là vô thường, khổ và vô ngã. Lúc ấy, vị ấy cũng hiểu rõ hiệp thế đạo. Vậy nên Chánh kiến Hiệp thế biết rõ Bốn Thánh Đạo Hiệp Thế.
|
Sometimes meditators must contemplate insight knowledge as impermanent, suffering and non-self. At that time he also understands the mundane path. So the mundane Right View knows the mundane Four Noble Truths.
|
Thánh Đạo Xuất thế lấy Niết bàn làm đối tượng khởi sinh cùng Đạo Trí và Qủa Trí. Lúc ấy, Chánh kiến Siêu thế biết rõ Niết bàn, Chánh tư duy hướng tâm đến Niết bàn, Chánh Niệm ghi nhớ Niết bàn, Chánh Tinh tấn là nổ lực chứng ngộ Niết bàn, Chánh Định là sự tập trung vào Niết bàn và Chánh ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng đều cùng có mặt. Khi một hành giả chứng ngộ Niết bàn, tại sao Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng đều có mặt? Thánh Đạo Tuệ triệt tiêu các phiền não vốn có thể sinh ra tà ngữ, tà nghiệp và tà mạng, vì thế mà Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng là tự động có mặt.
|
The supramundane noble path that takes Nibbana as object arises together with the path knowledge and the fruition knowledge. At that time supramundane Right View knows Nibbana, right thought applies the mind to Nibbana, Right Mindfulness remembers Nibbana, Right Effort is the effort to realise Nibbana, Right Concentration is the concentration on Nibbana, and Right Speech, Right Action and Right Livelihood are also present. When a meditator realises Nibbana, why are Right Speech, Right Action and Right Livelihood also present? The noble path knowledge destroys the defilements that can produce wrong speech, wrong action and wrong livelihood, so Right Speech, Right Action and Right Livelihood are automatically present.
|
Do vậy mà sau khi nổ lực theo con đường Bốn Thánh Đế, một hành giả đoạn tận khổ đau và đạt đến bờ kia (tức Niết bàn). Đây là lối vào con đường giải thoát cho hành giả cống hiến mình cho việc thực hành Niệm hơi thở Ānāpānasati. Con đường hình thành và hoàn chỉnh Vipassanà dựa vào những đề mục thiền định khác nên được hiểu theo cách tương tự.
|
Thus having endeavoured by way of the Four Noble Truths, a person makes an end to suffering and arrives at peace (Nibbana). This is the doorway to liberation for the meditator devoted to mindfulness of breathing, anapanasati. The way to produce vipassana based on other samatha meditation subjects should be understood in the same way.
|
Chính vì vậy, để đoạn tận khổ đau, chúng ta phải chứng ngộ Bốn Thánh Đế. Để chứng ngộ Bốn Thánh Đế, chúng ta phải hình thành và hoàn chỉnh thiền định và Vipassanà một cách hệ thống theo lời dạy của Đức Phật. Tôi xin dừng bài thuyết pháp cuối cùng của khoá thiền tại đây. Tôi xin cầu chúc tất cả quý vị chứng ngộ Bốn Thánh Đế và đoạn tận khổ đau càng sớm càng tốt!
|
Therefore, to make an end to suffering, we have to realize the Four Noble Truths. To realize the Four Noble Truths, we have to produce samatha and vipassana systematically in accordance with the Buddha’s teaching.
|
Giảng sư: Thiền Sư Dhammapàla |
Master: Ven Dhammapala |